Cuộc Sống Giao Tiếp

Cô gái người Huế dạy ngôn ngữ ký hiệu cho người nước ngoài

ngôn ngữ ký hiệu
Written by Tin Tran

Hôm nay tôi thực sự ngưỡng mộ về những người con xứ Huế. Đồng thời, Huế cũng chính là miền quê thân yêu của tôi. Bài viết này, Tin xin gửi đến các độc giả về hình ảnh những cô gái Huế dạy ngôn ngữ ký hiệu cho người nước ngoài.

Bài viết sẽ giải thích cụ thể về ngôn ngữ ký hiệu và cũng có kèm thêm Video người Huế giảng dạy thực tế. Phương pháp giảng dạy truyền cảm hứng cho các bạn đến từ đất nước Kagaroo.

Ngôn ngữ ký hiệu là gì?

Ngôn ngữ ký hiệu (NNKH): ngôn ngữ sử dụng dấu hiệu, hoặc là dùng sự biểu hiện của bàn tay thay cho tiếng nói. Loại ngôn ngữ này do người khiếm thính tạo ra để giúp họ giao tiếp với nhau trong cộng đồng. Đồng thời để tiếp thu tri thức của xã hội.

tìm hiểu về ngôn ngữ ký hiệu

Đặc điểm của NNKH

Ngôn ngữ ký hiệu sẽ có sự khác nhau đặc trưng riêng của từng quốc gia. Thậm chí là từng khu vực thuộc một quốc gia cũng hoàn toàn khác nhau.

Sở dĩ có sự khác nhau về NNKH là do mỗi quốc gia, khu vực có lịch sử, văn hóa, tập quán riêng. Do đó ký hiệu để biểu thị sự vật hiện tượng cũng khác nhau.

Bạn có thể đọc thêm:

Ví dụ: Chỉ về cùng 1 tính từ “màu hồng” thì ở Hà Nội người ta xoa vào má (má hồng). Còn ở Thành phố Hồ Chí Minh lại chỉ vào môi (môi hồng). Điều tương tự cũng diễn ra khi có sự khác biệt lớn hơn trên tầm quốc gia, dẫn tới sự khác biệt của hệ thống từ vựng và ngữ pháp ngôn ngữ ký hiệu giữa các nước.

1. Ngôn ngữ ký hiệu và cuộc sống

Thực tế thì  ngôn ngữ ký hiệu bắt nguồn từ cuộc sống. Khoa học đã chứng minh chúng ta truyền tải ngôn ngữ 70% thông qua các biện pháp không lời, tức là cử chỉ, điệu bộ, nét mặt…

ngôn ngữ ký hiệu và cuộc sống

Giải pháp gì để nhận ra tầm quan trọng của ngôn ngữ giao tiếp không lời? Bạn hãy thử nói chuyện mà nhắm mắt và hoàn toàn không cử động thân thể. Sau 30 phút, bạn sẽ ngạc nhiên nhận thấy hiệu quả câu chuyện rất thấp.

Điều này chứng tỏ bạn hoàn toàn mất phương hướng và khả năng phán đoán. Vì không có các cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt của người đối thoại, cũng như nếu không dùng tay chân thì hiệu quả truyền đạt củng giảm hẳn.

2. Tìm hiểu về NNKH Vệt Nam

Vào năm 1996, một tiến sĩ ngôn ngữ học người Mỹ JAMES C. WOODWARD. Ông là người đã từng làm việc với William Stokoe tại trường đại học Gallaudet của Mỹ.

hoc-ngon-ngu-ki-hieu

Ông đã sang Việt Nam thực hiện nghiên cứu về ngôn ngữ ký hiệu của cộng đồng người khiếm thính. Theo nghiên cứu của Jame, có ít nhất 3 ngôn ngữ ký hiệu phổ biến tại Việt Nam.

Ông sử dụng tên của những địa danh sau để đặt tên cho 3 ngôn ngữ ký hiệu đó:

  • Một là “Ngôn ngữ ký hiệu Hà Nội”
  • Hai là “Ngôn ngữ ký hiệu Hải Phòng”
  • Ba là “Ngôn ngữ ký hiệu Thành phố Hồ Chí Minh”

Đây cũng là 3 loại NNKH được cộng đồng người điếc sử dụng nhiều nhất.

Bài viết mình tham khảo thông tin từ nguồn Wikipedia. Cảm ơn các bạn đã tìm đọc và ủng hộ 🙂

About the author

Tin Tran

Đam mê thể thao, yêu thích Street Workout, Tennis. Mình thích viết và chia sẻ đến bạn đọc những thông tin hữu ích nhất tại Blog cá nhân tintran.org. Rất mong bạn đọc ủng hộ và theo dõi, mình sẵn sàng học hỏi và tôn trọng những đóng góp từ các bạn. Thân ái! Các bạn có thể đọc qua câu chuyện ➣ chi tiết về Tin Tran

Leave a Comment