Bài Học Thành Công Hành Trang Vào Đời

Ra trường bị thất nghiệp bạn nên làm gì?

ra trường bị thất nghiệp
Written by Tin Tran

Bạn đang bối rối về công việc ư? Bạn sợ ra trường bị thất nghiệp không biết phải làm gì chăng? Không sao đâu, mọi việc sẽ tốt thôi! Tuổi trẻ chính là quãng thời gian khiến bạn thấy bối rối và lúng túng trước mọi việc. Có lẽ trạng thái tâm lý này xuất hiện là do khát vọng được học hỏi. Muốn trải nghiệm để bạn trở nên mạnh mẽ hơn bất kỳ lúc nào.

Ngày càng có nhiều sinh viên mới tốt nghiệp tin rằng họ không nên hay không cần biết chính xác nên làm gì với nghề nghiệp của mình sau khi rời khỏi giảng đường ĐH. Thực tế này đang khiến bạn lo lắng phải không?

bạn có sợ ra trường bị thất nghiệp không

Thế giới mới đang mở cửa đón mừng, bạn ham hở bước vào. Nhưng trước lúc đó xin hãy dừng lại một chốt để biết được một sự thực là … Hầu hết mọi người đều không biết chính xác mình sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp đại học. Ngay cả cha mẹ, người thân và bản thân bạn cũng không thể biết được điều này!

Kỹ năng mềm

Sau khi tốt nghiệp, nhiều cử nhân vẫn chưa tìm được công việc ưng ý theo đúng chuyên. Họ ra trường bị thất nghiệp dù tốt nghiệp loại khá giỏi. Tại sao lại như vậy? Đơn giản là vì nhà tuyển dụng không hề để ý đến bằng cấp!

Họ chỉ quan tâm về tinh thần làm việc nhóm, phản xạ cộng việc và kỹ năng xử lý văn bản thường gặp của ứng viên. Nếu ứng viên không đáp ứng được thì việc bị loại thẳng từ vòng đầu tiên là hiển nhiên.

kỹ năng mềm khi ra trường

Ngoài ra, nếu bạn thiếu kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thương thảo, kỹ năng cập nhật xu hướng, quản lý thời gian,…thì bạn cũng sẽ lâm cảnh thất nghiệp đau thương.

Vì thế ngay từ bây giờ, nếu bạn thiếu kỹ năng nào thì hãy bổ sung ngay lập tức. Để bổ sung các kỹ năng đó, bạn hãy mạnh dạn mở rộng mối quan hệ. Việc trao dồi kiến thức thông qua các khóa học kỹ năng.

Tham gia vào các câu lạc bộ và giao lưu học hỏi là điều rất cần thiết. Nếu tiếp tục kéo dài tình trạng nhút nhát, lo sợ. Chắc chắn 1 điều, bạn sẽ rất dễ dàng rơi vào cảnh thất nghiệp.

Trình độ ngoại ngữ

Ngoài sự thiếu hụt kỹ năng mềm, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc thất nghiệp ở nhóm cử nhân mới ra trường là khả năng ngoại ngữ hạn chế. Nhiều cử nhân có khả năng phân tích ngôn ngữ tốt. Song lại chưa thể sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong môi trường giao tiếp.

trình độ ngoại ngữ

Việc học ngoại ngữ thường chỉ nằm trên sách vở. Đó cũng là lý do họ thua kém đối thủ và thất bại trong cuộc chiến việc làm.

Đừng luôn than trách và đổ lỗi nếu ra trường bị thất nghiệp

Đó là điều mà sinh viên vẫn “thường làm” để che đậy sự lười nhác của bản thân. Luôn đổ lỗi cho “không có chỉ tiêu“. Hay do “đào tạo nhưng không đảm bảo đầu ra“. Tốt nghiệp và “ngồi chờ” nhà tuyển dụng. Luôn than trách không có việc làm! Đó là điều càng khiến sinh viên vùi mình sâu trong việc ra trường bị thất nghiệp.

than trách và đổ lỗi

Đổ lỗi cho không có cơ hội việc làm. Đổ lỗi cho chất lượng đào tạo của giáo dục… mà chưa thấy ai đổ lỗi cho bản thân mình cả. Tốt nghiệp với tấm bằng trên giấy chứ không phải là tấm bằng “kiến thức” trong đầu.

Chờ đợi các công việc theo kiểu “việc nhẹ lương cao”. Bên cạnh đó là tư tưởng muốn làm “nhà nước” để ổn định. Nhưng ít ai biết rằng đó là tự mình làm hại mình.

Không nên từ chối công việc

Không ít sinh viên “hão huyền” về tấm bằng cử nhân của mình. Nhất là ở các trường đại học lớn. Tâm lí của những cử nhân là phải làm việc theo đúng trình độ của bằng cấp. Tốt nghiệp giỏi các trường đại học danh giá thì “không thể” đi làm nhân viên được.

ra trường bị thất nghiệp

Tự “ảo tưởng” về tấm bằng của mình và từ chối những cơ hội kiếm việc làm. Bạn phải biết rằng, bạn buộc phải xuất phát từ “con số 0”! Nếu bạn có năng lực thực sự bạn sẽ có cơ hội phát triển công việc của mình. Một lí do nữa đó là tâm lí “phải học đại học” của không chỉ sinh viên mà còn là áp lực từ gia đình.

Cảm nhận về việc ra trường bị thất nghiệp

Vài năm đầu sau khi ra trường bị thất nghiệp chỉ là khởi đầu của một quá trình khám phá lâu dài. Bạn có thể phải làm những công việc tẻ nhạt, hoàn toàn không phù hợp với tích cách.

cảm nhận về việc ra trường

Nhưng hãy nhớ rằng, không ai làm mãi một nghề! Khi cuộc sống của bạn có nhiều thứ để lo lắng hơn như: gia đình, con cái,… Lúc này, bạn sẽ ít phạm sai lầm trong nghề nghiệp hơn. Cần học được nhiều từ những vấp ngã ban đầu.

Mời bạn tham khảo thêm các chủ đề liên quan:

Sự nghiệp của mỗi người là một quá trình dài trong đó công việc đầu tiên. Đồng thời cũng chỉ là viên gạch khởi đầu. Trong từng công việc, bạn sẽ học được các kỹ năng mới cũng như nâng cao các kỹ năng cũ.

Quá trình này cũng giúp bạn nhận ra được phong cách làm việc của bản thân. Bạn thích làm việc theo nhóm hay độc lập? Bạn có sở trường về tài chính không?… Chuyến hành trình này sẽ xây dựng cho cho bạn các kỹ năng và kinh nghiệm ngày càng vững vàng hơn. Từng bước, từng bước bạn sẽ nhận ra con đường sự nghiệp của mình. Chúc các bạn thành công với con đường đã chọn!

 

About the author

Tin Tran

Đam mê thể thao, yêu thích Street Workout, Tennis. Mình thích viết và chia sẻ đến bạn đọc những thông tin hữu ích nhất tại Blog cá nhân tintran.org. Rất mong bạn đọc ủng hộ và theo dõi, mình sẵn sàng học hỏi và tôn trọng những đóng góp từ các bạn. Thân ái! Các bạn có thể đọc qua câu chuyện ➣ chi tiết về Tin Tran

2 Comments

Leave a Comment